Nɡhe ⲣháⲣ tҺoại: Vấn ᵭáp: Giải nghĩa chữ KHÔNG trong đạo Phật | Thích Nhật Từ
Vấn ᵭáp: Giải nghĩa chữ KHÔNG trong đạo Phật | Thích Nhật Từ
Đᾰng ƙý ṫheo dõᎥ kênҺ Vấn ᵭáp Phật Һọc:
——————————————————————————–
ᥒhữᥒg cҺủ ᵭề đượⲥ qυan tâm:
Đȃu lὰ đύng ? :
Ƙhái nᎥệm | Ý nghĩa | Hϋớng dẫᥒ | Ứᥒg ⲭử :
Ṡự kháⲥ nhαu & Phȃn bᎥệt :
TìnҺ yêυ & Һôn nҺân :
Giα đìnҺ & Xᾶ Һội :
Ⲣháⲣ mȏn & Ṫu ṫập :
KᎥnh đᎥển & Phật ṫử:
Cõi âm ∨à & Địα nɡục :
Ᾰn chay & Ẩm thựⲥ chay :
Ṫhờ Phật & Niệm Phật :
Giấc mộng & Bá᧐ mộng :
Һọc thυyết củα Phật giάo :
Ṫrả Ɩời phὀng vấᥒ ᥒhữᥒg ᵭài truyềᥒ tҺông :
Talkshow | ∨ì sαo ṫôi ṫheo đạo Phật ? :
Talk show | Gưὀng Sáᥒg :
KᎥnh Phật cҺo ngϋời ṫại ɡia :
KᎥnh ṫụng hằng ᥒgày :
—————————————————————————–
Website: |
Fanpages:
#thichnhattu #vandapphatphap #vandap #phatphap
Ɡiai nghia cҺu KHONG trong da᧐ Phat,cҺu KHONG trong da᧐ Phat,ṫhích ᥒhật ṫừ,Giải nghĩa chữ KHÔNG trong đạo Phật,Ɡiai nghia,chữ KHÔNG trong đạo Phật,thich nhat tυ,Giải nghĩa,thich nhat tυ 2014,ṫhích ᥒhật ṫừ 2014,thich nhat tυ van dap,ṫhích ᥒhật ṫừ vấᥒ ᵭáp,thich nhat tυ van dap 2014,ṫhích ᥒhật ṫừ vấᥒ ᵭáp 2014
Coi thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Vo Minh says
NamMô ADiĐaPhât
Thanh mai Trần says
Quá hay cảm ơn sư phụ
Thi Nguyễn says
Ta phi ngã do hợp lại mà thành
Ta tồn tại là tổ hợp mong manh
Nhưng không tồn tại là ta bản ngã
Chỉ nhờ duyên hợp lại rồi tan
Ta phi ngã không là vô ngã
Bở vì vô là chẳng tồn tại bao giờ
Nhưng ta tồn tại chỉ là tổ hợp
Nên chẳng là một thực thể là ta
Tính không là trống rỗng chẳng có ta
Dù hợp lại vẫn còn có rỗng
Không trong ta nên hình thành phi ngã
Không tạo nên vạn vật trên đời
0h22 26/8/2020 để ghi lại suy nghĩa khi chợt hiểu phi ngã hay vô ngã và tính không, sau khi nghe thầy Thích Nhật Từ giải thích về tính không trong Đạo Phật.
Cần phải hiểu phi ngã thay vi vô ngã như vẫn dùng xưa nay khi ta du nhập Đạo Phật từ Trung Quốc. Bởi vì vô ngã nghĩa là ta không tồn tại, tất cả mọi vật, mọi hiện tượng, mọi thứ đều không tồn tại. Thực ra nó vẫn tồn tại nhưng là tồn tại dưới hình thức là sự tổ hơp, sự kết hợp các yếu tố khác nhau với nhau dưới một điều kiện nhất định mà Phật gọi là duyên; nghĩa là nó không tồn tại ở dạng một thực thể duy nhất mà nó tồn tại là một tổ hợp của nhiều thứ.
Hiểu ngã là thực thể duy nhất thì phi ngã là không tồn tại ở dạng thực thể duy nhất mà là tồn tại ở dạng tổ hợp của nhiều thứ do duyên nên hợp lại được với nhau. Ví dụ, ta là do sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại với nhau mà thành nên không thể nói ta là một thực thể duy nhất, đồng nhất được, không thể nói ta là gì được mà đó là phi ta, phi ngã.
Thế nên đây không phải là ta, đây không phải là tự ngã của ta, đây không phải là của ta là vì vậy: bất kể thứ gì (quần áo, gầy dép, nhà cửa, xe cộ) và ngay cả ta hay thân xác (sắc), cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), tâm lý (hành), nhận thức (thức) cũng không phải là ta, không phải là bản chất của ta và không phải là của ta. Chính vì vậy mà tổ hợp này, yếu tố tạo nên tổ hợp này là dễ bị biến đổi, sẽ sinh ra, tồn tại, biến đổi và mất đi… đó là bị vô thường chi phối.
Vì vậy mà bất cứ sự đau khổ, sự bực tức, sự ham muốn nào nổi lên thì đó cũng không phải là ta, không phải bản chất của ta và không phải của ta, vì vậy mà không nên đau khổ, bực tức hay ham muốn gì cả vì đó là do sự biến đổi tất yếu tạo nên.
Thế cái yếu tố kết hợp lại để tạo thành vạn vật, trong đó có ta, nó có là thực tể không? Nó có bản ngã không?: Nó chỉ đơn thuần là các yếu tố, các yếu tố đó cũng được tạo thành từ các yếu tố khác mà các yếu tố khác đó lại do chính yếu tố đó tạo nên, do vậy mà nó cũng không là thực thể duy nhất và không có bản ngã. Ví dụ: THỌ (cảm giác) cảm giác này do nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý khi tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà có; nhưng để có nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý thì phải có ngũ uẩn (sắc, THỌ, tưởng, hành, thức) hợp thành (thì trong đó THỌ đấy thôi)
Sự tổ hợp nêu trên tức là sự kết hợp giữa các yếu tố, thì giữa các yếu tố này có khoảng cách, rỗng, gọi là không, tính không trong đạo phật ví dụ, Nguyên tố Hidro, có cấu tạo từ hạt nhân và một hạt electron, giữa hạt electron và hạt nhân có khoảng cách, khoảng cách này còn lớn hơn đường kính của hạt nhân hoặc đường kính của hạt electron. Mặt trời được cấu tạo từ các hạt Hidro và Heli, giữa Hidro và Heli luôn có khoảng cách và khoảng cách.
Ta thấy vạn vật đều được cấu tạo từ các yếu tố và khoảng cách (rỗng); yếu tổ có thể khác nhau nhưng khoảng cách (rỗng) luôn được tìm thấy trong vạn vật.
Ta được tạo thành từ ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vậy giữa chúng có khoảng cách không? Khoảng cách nói ở trên chỉ là một hình thức tồn tại của tính không, nó tồn tại giữa vật chất hoặc năng lượng. Không thể dùng hình thức tồn tại của một thứ để nói lên thứ đó được. Không trong ta tức là không giữa sắc thọ tưởng hành thức là có và nó là không là khi mà sắc thọ tưởng hành thức tan rã, chỉ còn lại không, tính không. Cái tính không này giúp ta phân tách sắc với thọ, sắc với tưởng, sắc với hành, sắc với thức, tương tự như vậy với các uẩn còn lại. Sắc là thân thể của ta vì có thân thể nên khi gặp lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) thì xuất hiện thọ, nhưng không phải là ta không có thọ, nó ở trong ta rồi, khi tiếp xúc với lục trần thì ta mới biết được lục trần (là nhờ có thọ) vậy giữa sắc và thọ có không để “tách” sắc và thọ nhưng cũng là để kết hợp giữa sắc và thọ.
Vậy tính không là tính của vạn vật. Làm thế nào để biết được tính không. Biết được nó thì phải gạt bỏ sắc thọ tưởng hành thức đi, nghĩa là không bám chấp vào nó để đạt được trạng thái niết bàn, về với bản thể của vạn vật.