Nghė pháp thoại: ĐỐI DIỆN CÁI CHẾT
Pháp thoại: ĐỐI DIỆN CÁI CHẾT
Chùa Thiên Minh – Quận 12, Tp. HCM
Ngàү 13/10/2014
Thuyết giảng: ĐĐ. Thích Thiện Thuận
VIỆN CHUYÊN TU – Ɩàng Vạn Hạnh –
TT Phú Mỹ – H. Tân Thành – Bà Rịa – Vũng Tὰu
ĐT: +84 – 64 387 6947 – Email: [email protected]
Website: vienchuyentu.net
Tɾong cuộc sống nὰy cό rất nҺiều nỗi ѕợ, nҺưng nỗi ѕợ lớᥒ nҺất của con người lὰ ѕợ chết. ᥒhưᥒg sự ѕống ∨à cái chết đi ᵭôi với nhau, cό sự ѕống tất ѕẽ cό cái chết. Đừng lãng phí sự ѕống vì ᵭó lὰ món quà cuộc đời ᵭã ban tặng. Tɾong cuộc sống, cό hạnh phύc phải cό khổ đau, cό vui phải cό buồn, cό thành cȏng phải cό thất bại. KҺi gặp đau khổ phải dùng tuệ quán ᵭể tҺấy đau khổ của chúng ta do nghiệp báo của mỗi ngu̕ời chi pҺối. TҺấy được như ∨ậy chúng ta cό đὐ năng Ɩực đối diện ∨à cải thiện nghiệp báo của mìnҺ. KҺi mìnҺ còn có tҺể cảm nҺận được vui buồn của cuộc đời, ᵭó lὰ một phước duyên. Hãy trân trọng điềυ ᵭó ᵭể ѕống vυi vẻ, bình thản đối diện với cái chết đang tới từng giây pҺút bằng cố gắng tu tập ᥒgay từ bây ɡiờ.
thích,thiện,thuận,viện,chuyên,tu,thichthienthuan,phat,giao,phatgiao,phapam,thuyetphaphay,doi dien cai chet,đối diện cái chết
Ⲭem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
vantynguyen599892 quachnguyen viết
con cam on thay da giang cho con nghe bt rat nhieu, va ko nen de cha me ta buon ta ko j chung ta, chung ta nen bao dap on nghia sinh thanh cua cha me chung ta. mjnh moi nghi ra bay nhieu do va mjnh viet, minh nghj viet vay con thieu nho cac ban bo sung cho minh nha.?
Le Tuyen viết
bai hat phan cuoi hay qua.moi nguoi co biet tua de ca khuc la gi khong?a di da phat
Nguyễn Hồng Phong viết
0909.935.128
– Đã là con người thì ai lại không quan tâm đến chuyện tử sanh. Người
giàu sang, quyền quý thì họ muốn được sống thật lâu để tận hưởng những
lạc thú trên đời, còn kẻ cùng đinh thì càng từ chối hội ngộ với diêm
vương. Nhắc lại chuyện xưa, vua Tần Thủy Hoàng vì muốn kéo dài sự hưởng
thụ ngôi cao tột thế của mình, nên sai không biết bao nhiêu người tâm
phúc đi tìm thuốc trường sinh bất tử, nhưng ông ta có thoát khỏi bàn tay
lông lá của tử thần không? Bởi thế, kể từ khi khai thiên lập địa đến
giờ, từ thiên tử đến chí dân, từ giàu sang đến rách rưới, ai ai cũng
không qua khỏi cửa tử cả. Vì thế mới có câu:”Nhân sinh tự cổ thùy vô
tử”. Thật vậy, có sanh tất phải có diệt.
Nhưng thế nào là chết?
Theo dấu hiệu thông thường của cái chết là khi chấm dứt hơi thở và tim
ngừng đập. Còn theo Phật giáo thì chỉ gọi là chết khi nào thần thức
(linh hồn ) chính thức lìa khỏi thân xác mà thôi. Thần thức thì có hai
phần: phần thô và phần tinh tế. Khi hơi thở dứt và tim ngừng đập, thì
phần thô của thần thức đã tan mất. Tuy nhiên, phần tinh tế của tâm thức
vẫn còn lưu lại trong xác thân của người chết trong một thời gian dài
hơn. Có những trường hợp nó lưu lại trong thân xác ba, bốn ngày hoặc là
cả tuần lễ nữa. Trong thời gian thần thức còn lưu lại trong thân xác thì
thi hài không bốc mùi hoặc thối rữa. Nhưng trong kinh điển Phật giáo
đều khuyến khích là chúng ta cố gắng đừng đụng tới thi hài tối thiểu là
sau 8 tiếng đồng hồ kể từ khi tắt thở để thần thức có cơ hội thoát ra
một cách bình yên. Khi người đang hấp hối, thì phải tránh gieo cho họ
những trạng thái bi ai, luyến ái, hay giận hờn. Bởi vì nếu họ không an
tâm mà nhắm mắt thì ảnh hưởng rất lớn cho việc đầu thai hoặc vãng sanh
của họ. Tuyệt đối không nên khóc lóc hay bi lụy mà chỉ nên niệm Phật,
hoặc tụng kinh Địa Tạng hay kinh A Di Đà cho họ sớm được siêu thoát.
Khi nói về cái chết, Đức Phật đã nói rằng:
– Hễ có hơi thở ra mà không thở vào là chết.
Chính Đức Phật đã khẳng định cái chết đến với mọi người thật dễ dàng
vì đời người quá ngắn ngủi mong manh. Vì thế cái chết luôn luôn như chực
chờ bên ngoài, bên trong cơ thể và ở ngay trong mỗi con người chúng ta
từng giây từng phút.
Theo Phật giáo thì có ba trường hợp đáng lưu ý về sự chết của con người:
1) Sammattimarana: Đây là sự chết thông thường của con người, đó là tim ngừng đập và sự ngừng thở hoàn toàn.
2) Samucchedamarana:
Chết và không còn tái sinh. Khi những bậc tu hành đắc đạo hay niệm Phật
đến chỗ tam muội (Nhất tâm bất loạn) thì được vãng sanh vào cõi Thánh
hay vào cõi bất sinh bất diệt.
3) Khanakamarana: Chết trong một
Sát na (một giây). Đây là cái chết đặc biệt trong tâm tức là sự chấm
dứt tư tưởng của dòng tâm thức. Chẳng hạn khi tâm đang suy nghĩ về một
vấn đề gì rồi dứt bỏ, chấm dứt, không suy nghĩ đến vấn đề đó nữa thì đây
là trạng thái của tâm diệt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết:
1. Kãlamarana: Khi thọ mạng hết khiến con người sinh bệnh rồi chết.
2. Ãyukhayena: Chết do tuổi thọ đã hết.
3. Kammak-Hayena: Chết vì nghiệp báo ở kiếp nầy đã trả xong.
4. Ãyukammakhayena: Chết do tuổi thọ và nghiệp quả đã hết.
5. Upaccheda-marana: Chết vì nghiệp quả quá nặng tác động vào.
6. Akãlamarana: Chết bất đắc kỳ tử khi đoạn nghiệp của một người phát sinh quá mạnh.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chết? hoặc là người chết sẽ đi về
đâu? từ những thắc mắc đó mà trong nhân gian đã nẩy sinh ra vô số tôn
giáo.
Có tôn giáo nói rằng, loài người cũng như loài vật, một
lần chết là mất hẳn, cát bụi sẽ trở về với cát bụi, chết là hết. Nhưng
có những tôn giáo khác lại không đồng ý với tôn giáo trên và nói rằng:
loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vỉnh viễn còn lại, hoặc lên thiên
đàng để mãi mãi hưởng những khoái lạc, an vui, hay xuống địa ngục lãnh
án cực hình thê thảm.
Vậy ta nên tin theo triết lý nào?
Theo giáo lý nhà Phật thì hai triết lý trên không giải thích được cái
gì cả bởi vì nó chỉ là những định đề đơn giản, không hợp lý và không
thực tế. Tại sao? Nếu quan niệm rằng sau khi chết muốn được lên Thiên
Đàng hay bị đọa vào Địa Ngục thì thần thức (linh hồn) phải đổi thay toàn
diện. Đó là nếu muốn được lên Thiên Đàng thì thần thức bây giờ sẽ mất
hết tính xấu để trở nên toàn thiện như một vị thiên thần. Ngược lại khi
chết thần thức mất hết tính tốt để trở nên xấu xa mà biến thành một thứ
ma quỷ và bị đẩy vào Địa Ngục. Điều nầy vô lý vì bất cứ sự tiến hóa nào
cũng phải diễn biến từ từ chớ không thể nào đột ngột được và một điều
chắc chắn là không một ai toàn thiện hay toàn ác trên thế gian nầy cả.
Trong mỗi chúng ta đều có đầy đủ chủng tử thiện ác hoặc là do chúng ta
tạo ra trong đời nầy hoặc là do những đời trong quá khứ mang đến. Nếu có
những người trong đời nầy biết tu tâm dưỡng tánh nên có rất nhiều chủng
tử thiện nhưng những chủng tử thiện ác đã tạo ra trong đời quá khứ họ
vẫn phải đeo mang.
Sự chết chỉ là giai đoạn chuyển tiếp chứ
không phải là hết. Vì thế không có việc quỷ sứ hành hạ tội nhân hoặc
thiên thần có cánh bay vèo vèo như những loài chuồn chuồn châu chấu.
Phật giáo gọi chữ linh hồn của những tôn giáo khác là thần thức và
thần thức thì vốn như hư không và không có hình tướng. Khi còn sống, con
người hằng ngày đã tạo nên rất nhiều nghiệp báo. Những nghiệp tốt thì
gọi là thiện nghiệp còn nghiệp dử thì gọi là ác nghiệp và những thiện
nghiệp cũng ác nghiệp nầy được gọi chung là nghiệp thức. Tất cả những
nghiệp thức mà chúng ta tạo ra trong đời nầy sẽ được ghi nhận lại bởi
một hệ khác là Mạt-Na thức. Sau đó, tất cả những nghiệp thức được chuyển
qua và giữ lại ở A-Lại- Da thức. Những chủng tử (cái mầm) của nghiệp
thức một khi đã được dồn chứa trong A-Lại-Da thức, thì chúng sẽ tồn tại
từ đời nầy sang đời khác cho đến khi gom góp đủ nhân duyên thì chúng sẽ
phát sanh. Đến lúc thân chết, thì thần thức phải đi theo nghiệp báo mà
biến hóa đổi đời để mang lấy thân khác. Khi đã sang đời khác lại phải
chịu ở trong bào thai, tất nhiên mọi sự thấy biết cũng đều khác hết nên
không còn nhớ đến những việc cũ nữa.
Nhưng tại sao chúng ta không nhớ đến việc đời trước? Để trả lời Đức Phật dạy rằng:
“ Cũng ví như người thợ đúc, khi ông nấu đá quặng để luyện thành sắt,
khi thành sắt rồi lại chế thành đồ dùng. Vậy khi đã thành đồ dùng rồi,
có thể làm cho nó trở lại thành đá quặng nữa chăng?
Thần thức
dời chuyển ở trong thân Trung Ấm (khoảng thời gian vừa chết cho đến khi
đi đầu thai sang kiếp khác, thường thường thì khoảng 49 ngày) cũng như
đá quặng nấu thành sắt, từ Trung Ấm chuyển sang thân khác, cũng như sắt
đã chế thành đồ, hình cũ tiêu đi thể chất đổi khác. Vậy cái thần thức
lúc đó thay đổi rồi, không còn nhớ những việc trước nữa. Tại sao thế?
Bởi vì phải theo với nghiệp thiện ác của mình đã tạo lập như thế nào,
thì thần thức sẽ lại theo nó để hưởng thụ lấy quả báo (tội hay phước)
biến hóa đổi đời cũng như đá chuyển thành sắt vậy.
Vì thế, nếu
trong đời này chúng ta làm những việc ác đức, thì lúc chết đi thần thức
sẽ phải sa vào làm kiếp súc sanh, hay địa ngục. Nói một cách khác, khi
ta chết, không có nghĩa là hết, cũng không có nghĩa là sẽ lên trên hoặc
xuống dưới chỉ một lần, mà chúng ta phải quay lộn trong cảnh sanh tử
luân hồi. Nên nhớ tất cả những chủng tử của nghiệp thức dồn chứa trong
A-Lại-Da thức thì bất biến. Nói một cách một khi chúng ta gây ra một
nghiệp nào thì nó sẽ ở mãi trong A-Lại-Da (Tàng thức) từ đời nầy đến đời
khác không mất. Khi gặp nhân duyên thì chủng tử sẽ phát sinh để tạo
thành quả báo và nó là kết quả của cái vui hay cái buồn của con người
trong đời nầy. Chủng tử ví cũng như cái mầm, hột giống. Một khi cái mầm
hay hột giống (cái nhân) gặp mưa, gặp đất tốt tức là nhân duyên thì cái
mầm sẽ nẩy chồi, sanh rễ rồi thành cây thành quả. Do đó nếu nghiệp mà
không có nhân duyên thì nghiệp sẽ không bao giờ thành quả. Vì thế người
tu Phật không nên gây ra thêm nhân duyên bất thiện để kết với nghiệp ác
trong quá khứ mà thành quả báo dữ làm cho mình đau khổ…
Hong Hanh Hoang viết
nghe thay giang hay lam,tham huyet lam,con cam on thay ve bai giang .da cho con biet nhieu dieu ve cs,thien ac giua cai song va cai chet.trc con cung da nghi den cai chet,con chi muon chet,tai vi benh tat cua con,tha chet con hon song,nhung khi con nghe thay noi rui con k con nghi den nua,
Hong Hanh Hoang viết
thay oi.con bi nghien nghe thay giang rui
Ongtroi Con viết
Thay noi chuyen hay va rat co duyen. Thay rat sau sac trong van de thuyen giang.