Nghe pháp thoại: TĐ:3765- Tại sao không thể sinh khởi Tín Tâm được
TĐ:3765- Tại sao không thể sinh khởi Tín Tâm được
Danh sách phát:[3601~3800]
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 548
*Thời gian từ: 00h59:57:14 – 01h05:47:06
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Nguồn Hoa Ngữ:
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
Nếu tín tâm không sinh, có, rất nhiều người hỏi tôi vấn đề này. Họ cũng rất khó được, rất chân thành, tại sao tín tâm của tôi không sinh khởi được? Tất nhiên việc đầu tiên nên hiểu là nghiệp chướng nặng, làm sao tín tâm của tôi phát sinh được? Bạn phải hiểu được rằng, tín tâm không sinh được là do nghiệp chướng nặng, là không hiểu được chân tướng sự thực, thời giam mê thất tự tánh quá lâu, vô lượng kiếp đến nay đã quên mất. Tập khí phiền não hiện tại quá nặng, không thể buông bỏ được, đấy mới là nguyên nhân chủ yếu.
Làm sao để tín tâm chúng ta được sinh? Phải giảm nhẹ phiền não, đấy là công phu, đấy là buông bỏ. Nếu buông bỏ được, phiền não sẽ nhẹ, trí huệ tăng trưởng. Thứ hai, nhất định phải nghe kinh nhiều, tại sao ta nghe không hiểu? Nếu ứng dụng phương pháp này của cổ nhân, ta sẽ nhanh hiểu hơn. Phương pháp của cổ nhân là thâm nhập một môn, huân tu thời gian dài.
Bây giờ nghe tôi giảng kinh bạn không hiểu, tại sao không hiểu? Chưa đủ số lần, mỗi ngày quý vị đều nghe tôi giảng, nhưng trôi tuột đi đâu. Nhưng nếu lên giảng đường nghe một lần, hai giờ, cứ nghe đi nghe lại hai giờ đó đến mười lần, nghe hai mươi lần, nghe ba mươi lần, hoàn toàn khác nhau, quý vị sẽ hiểu ngay.
Ngày nay chúng ta giảng kinh xong đều thu vào đĩa CD, với những người hiện đại, việc này mang lại nhân duyên thù thắng không gì sánh được. Người xưa không có, làm sao họ nghe lại được lần thứ hai? Ngày nay công cụ này, người xưa nằm mơ cũng chẳng có. Việc học tập của cư sĩ Lưu Tố Vân, bà cũng sử dụng phương pháp này. Mỗi ngày bà nghe một đĩa, mỗi đĩa một giờ, một đĩa nghe mười lần, đấy chính là huân tu thời gian dài, tâm bà liền định. Một lần không hiểu, hai lần, ba lần là ghi nhớ được một ít; Bốn lần, năm lần thích thú lên một tí; Sáu lần, bảy lần đã ngộ ra một ít; Nghe xong lần thứ mười, không giống những lần trước đó; Hôm sau nghe đĩa thứ hai, cũng một ngày nghe mười lần. Sau khi nghe xong bộ kinh này, quay lại từ đầu, vẫn cứ mỗi ngày mười lần. Phương pháp này, chắc chắn sẽ khiến quý vị khởi lên tín tâm.
Bạn phải hiểu được Phật pháp và thế pháp một cách rõ ràng, bản thân mình biết nên lựa chọn thế nào, bản thân biết nên phát nguyện tu hành ra sao. Chính bạn hiểu rất rõ, đời này chắc chắn mình sẽ vãng sinh Tịnh độ, đến thế giới Cực lạc thân cận Phật A Di Đà, viên mãn Bồ đề vô thượng ngay trong kiếp này. Đời đời kiếp kiếp từ vô lượng kiếp đến nay, mong ước một nguyện vọng, bây giờ đã thực sự viên mãn.
Đọc thêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh không,tây phương cực lạc,kinh hoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoa nghiem,tinh hanh
Xem thêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Tịnh Độ Pháp Âm viết
3765- Tại sao không thể sinh khởi Tín Tâm được
00h59:57:14 – 01h05:47:06
Nếu tín tâm không sinh, có, rất nhiều người hỏi tôi vấn đề này. Họ cũng rất khó được, rất chân thành, tại sao tín tâm của tôi không sinh khởi được? Tất nhiên việc đầu tiên nên hiểu là nghiệp chướng nặng, làm sao tín tâm của tôi phát sinh được? Bạn phải hiểu được rằng, tín tâm không sinh được là do nghiệp chướng nặng, là không hiểu được chân tướng sự thực, thời giam mê thất tự tánh quá lâu, vô lượng kiếp đến nay đã quên mất. Tập khí phiền não hiện tại quá nặng, không thể buông bỏ được, đấy mới là nguyên nhân chủ yếu.
Làm sao để tín tâm chúng ta được sinh? Phải giảm nhẹ phiền não, đấy là công phu, đấy là buông bỏ. Nếu buông bỏ được, phiền não sẽ nhẹ, trí huệ tăng trưởng. Thứ hai, nhất định phải nghe kinh nhiều, tại sao ta nghe không hiểu? Nếu ứng dụng phương pháp này của cổ nhân, ta sẽ nhanh hiểu hơn. Phương pháp của cổ nhân là thâm nhập một môn, huân tu thời gian dài.
Bây giờ nghe tôi giảng kinh bạn không hiểu, tại sao không hiểu? Chưa đủ số lần, mỗi ngày quý vị đều nghe tôi giảng, nhưng trôi tuột đi đâu. Nhưng nếu lên giảng đường nghe một lần, hai giờ, cứ nghe đi nghe lại hai giờ đó đến mười lần, nghe hai mươi lần, nghe ba mươi lần, hoàn toàn khác nhau, quý vị sẽ hiểu ngay.
Ngày nay chúng ta giảng kinh xong đều thu vào đĩa CD, với những người hiện đại, việc này mang lại nhân duyên thù thắng không gì sánh được. Người xưa không có, làm sao họ nghe lại được lần thứ hai? Ngày nay công cụ này, người xưa nằm mơ cũng chẳng có. Việc học tập của cư sĩ Lưu Tố Vân, bà cũng sử dụng phương pháp này. Mỗi ngày bà nghe một đĩa, mỗi đĩa một giờ, một đĩa nghe mười lần, đấy chính là huân tu thời gian dài, tâm bà liền định. Một lần không hiểu, hai lần, ba lần là ghi nhớ được một ít; Bốn lần, năm lần thích thú lên một tí; Sáu lần, bảy lần đã ngộ ra một ít; Nghe xong lần thứ mười, không giống những lần trước đó; Hôm sau nghe đĩa thứ hai, cũng một ngày nghe mười lần. Sau khi nghe xong bộ kinh này, quay lại từ đầu, vẫn cứ mỗi ngày mười lần. Phương pháp này, chắc chắn sẽ khiến quý vị khởi lên tín tâm.
Bạn phải hiểu được Phật pháp và thế pháp một cách rõ ràng, bản thân mình biết nên lựa chọn thế nào, bản thân biết nên phát nguyện tu hành ra sao. Chính bạn hiểu rất rõ, đời này chắc chắn mình sẽ vãng sinh Tịnh độ, đến thế giới Cực lạc thân cận Phật A Di Đà, viên mãn Bồ đề vô thượng ngay trong kiếp này. Đời đời kiếp kiếp từ vô lượng kiếp đến nay, mong ước một nguyện vọng, bây giờ đã thực sự viên mãn.
Dung tran viết
Adidaphat Adidaphat Adidaphat
LuanHoi Kiep viết
TẠI VÌ QUYỀN CƠ ĐƠN THUẦN HIỂU CHUYỆN.TÂM LUYỆN PHẢI THI.LUC ĐO ẤN GÌ.NGỘ ĐƯỢC QUYỀN CƠ.TÂM PHẢI THỜ.CHỈ LÀ CÂU THƠ.AI CHO ĐẤP BỜ.LUC ĐÓ TA THỜ MỚI LINH.BỠ VẬY CÂU KINH .QUÁN LÀ PHẢI CHIẾU.QUYỀN CƠ TRỜI TRIỀU.LUÔN DIỀU CHÚNG SINH.SỨC KHOE LINH ĐÌNH.RẬP HÌNH PHẢI CHUẨN.TA ĐÂY KINH CẪN.LẤP BẪN AO TÙ.QUYỀN CƠ ÔNG CỪU 🐏🐑🐏🐑 BANG CHO SÁCH VỠ.QUYỀN CƠ TANG VỠ KG HIỂU SÁCH CHO.QUYỀN C
Hà Trần Thị viết
A Di Đà Phật nguyện cả thảy chúng sanh đều tin sâu nhân quả lánh ác làm lành đều tín niệm ADiĐàPhật đồng cầu sanh về nước Cực Lạc Nam Mô A DiĐàPhật
Liên Nguyễn viết
Nam Mô A Di Đà Phật
Phuc VU viết
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Thang Dang viết
Nam mô a di đà phật
Cuộc Sống Quê viết
A Di Đà Phật.
Phật Pháp Tịnh Độ 🙏 viết
A Mi Đà Phật
thanhtuyen mai viết
A DI ĐÀ PHẬT.
VỌNG NIỆM KHỞI LÊN, ĐỪNG QUAN TÂM TỚI NÓ, HỄ QUAN TÂM ĐẾN NÓ THÌ SẼ QUÊN MẤT PHẬT HIỆU, VẬY THÌ HỎNG RỒI !
Quý vị nhất định phải biết dụng công. Vọng niệm vừa khởi lên, vọng niệm đương nhiên là có, chẳng thể nào không có. Nếu quý vị không có vọng niệm thì đã sớm thành Phật rồi, chẳng phải là phàm phu nữa! Quý vị có vọng niệm, phải ghi nhớ, quyết định là phàm phu. Không có vọng niệm sẽ là thánh nhân.
Quý vị phải dùng một câu Phật hiệu để trừ khử vọng niệm! Do vậy, khi niệm Phật mà có vọng niệm dấy lên, khi ấy phải làm sao? Phải dốc hết tinh thần vào câu Phật hiệu, tức là quý vị phải chú ý câu Phật hiệu, đừng quan tâm tới vọng niệm, tự nhiên vọng niệm sẽ không còn nữa!
Vọng niệm khởi lên mà quý vị đặc biệt quan tâm tới vọng niệm thì sẽ quên mất câu Phật hiệu, vậy là hỏng rồi!
Vọng niệm ngày càng nhiều, Phật hiệu ngày càng ít. Vì sao? Quý vị lo bận tâm tới vọng niệm. Khi ấy, biết dụng công hay không chính là quý vị có thể chuyên chú nơi Phật hiệu, chẳng quan tâm đến vọng niệm thì quý vị biết dụng công. Công phu đắc lực, vọng niệm tự nhiên chẳng còn nữa.
Đừng mong trừ vọng niệm, mong trừ khử vọng niệm là tăng thêm một vọng niệm. Vọng niệm đã nhiều rồi, ta còn muốn trừ vọng niệm thì “muốn trừ vọng niệm” là tăng thêm một vọng niệm nữa, chắc chắn chẳng trừ được vọng niệm! Do vậy, căn bản là đừng quan tâm tới vọng niệm, toàn bộ tinh thần tập trung nơi một câu Phật hiệu; như vậy sẽ thật sự trừ được vọng niệm
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.
Thi Quang viết
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Mộ Đạo viết
A di đà phật.
Vô thường viết
A Di Đà Phật