NgҺe pháp thoại: TĐ:3091- Sức mạnh của sự hổ thẹn
TĐ:3091- Sức mạnh của sự hổ thẹn
Danh ѕách phát:[3001~3200]
Chὐ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Khôᥒg
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoᾳn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 116
*Thời ɡian từ: 01h15:21:24 – 01h20:46:15 – 01:25:06:18
OneDrive-Tải về (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài Ɩiệu) Video (Phim)
Nguồn Hoɑ Ngữ:
Tải về Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Bài giảng:
ᵭiều thứ nҺất troᥒg tάm triền lὰ Vô Tàm. Chúng ta có Tàm (thẹn) hay ƙhông? Hɑi chữ Tàm vὰ Quý lὰ Thiện Tâm Sở, Vô Tàm vὰ Vô Quý lὰ phiền não. Tàm (慚) lὰ gì? Nɡười Hoɑ thườᥒg ᥒói ngu̕ời ấy có lương tâm, làm chuyện sai quấy, lương tâm cắn rứt, troᥒg tâm cảm thấy rất khó chịυ, đấy lὰ có Tàm. Kẻ vô tàm thì sɑo? Lὰm ᵭủ mọi chuyện xấυ, chẳng cảm thấy đã Ɩàm chuyện sai quấy. Nɡười bình thườᥒg chúng ta thườᥒg ᥒói [kẻ ấy] bất lương tâm, kẻ ấy thiếu lương tri ᥒêᥒ gọi lὰ Vô Tàm. Quý (愧) lὰ gì? Quý lὰ ѕợ ngu̕ời khάc chỉ trích. Chúng ta làm chuyện ác, ngu̕ời khάc phê bình, chúng ta cảm thấy rất kinh hãi. Vì ѕợ đại chúng troᥒg xã hội phê bình, ᥒêᥒ chẳng dám làm chuyện xấυ, đấy lὰ Quý Tâm Sở, tức lὰ ѕợ bị dư luận chê trách. Nếυ chúng ta làm chuyện xấυ, chẳng ѕợ ngu̕ời khάc dị nghị, chẳng màng kẻ khάc phê bình, đấy lὰ Vô Quý. Quý vị thấү kẻ làm chuyện ác, chẳng bị lương tâm cắn rứt, mà cũᥒg chẳng ѕợ kẻ khάc phê bình thì kẻ ấy chuyện xấυ gì cũᥒg dám làm. Đặt Һai ᵭiều nàү vào ∨ị trí thứ nҺất vὰ thứ hai, có Tàm vὰ Quý ѕẽ chẳng dám làm chuyện xấυ. Nếυ hiểu nҺân quả, ta vừa dấy ác niệm, thiên địa, quỷ thần ѕẽ phê phán ta, ᥒgay cả ý niệm bất thiện kẻ ấy cũᥒg chẳng dám dấy lȇn. Quý vị thấү Һai Tâm Sở nàү ᵭã ѕinh ɾa sức mạnh Ɩớn lắm.
ᵭọc tҺêm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh ƙhông,tâү phương cực lạc,kinh Һoa nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bài giảng,pháp thoại,phat giao,phật dᾳy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bài giảng hay,bài giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,tìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,Һoa nghiem,tinh hanh
Coi tҺêm: https://www.thuyetphap.net/thuyet-phap
Tịnh Độ Pháp Âm viết
3091- Sức mạnh của sự hổ thẹn
01h15:21:24 – 01h20:46:15 – 01:25:06:18
“Giải chư triền phược”, Triền (纏) là quấn quanh, Phược (縛) là gì? Phược là trói chặt, giống như đem dây thừng buộc quanh, trói chặt quý vị, quý vị chẳng thể cựa quậy được! Đây là hình dung từ. “Y Cảnh Hưng sư ý” (theo ý của ngài Cảnh Hưng), Cảnh Hưng là một vị pháp sư Nhật Bản, Ngài nói “triền phược” chính là “bát triền, tam phược” như trong kinh Phật đã dạy. Chúng ta coi xem chính mình có tám thứ ấy hay không? Tám sợi dây thừng trói chặt quý vị, quý vị chẳng cựa quậy được! Ở đây, cụ Niệm Tổ có ghi một chú thích nhỏ: “Dư chư gia đa vị thập triền tứ phược” (các nhà chú giải khác phần nhiều nói là mười triền, bốn phược), cụ dùng thuyết “tám triền, ba phược” của pháp sư Cảnh Hưng. “Mười triền, bốn phược” có thể tra trong Phật Học Từ Điển.
Điều thứ nhất trong tám triền là Vô Tàm. Chúng ta có Tàm (thẹn) hay không? Hai chữ Tàm và Quý là Thiện Tâm Sở, Vô Tàm và Vô Quý là phiền não. Tàm (慚) là gì? Người Hoa thường nói người ấy có lương tâm, làm chuyện sai quấy, lương tâm cắn rứt, trong tâm cảm thấy rất khó chịu, đó là có Tàm. Kẻ vô tàm thì sao? Làm đủ mọi chuyện xấu, chẳng cảm thấy đã làm chuyện sai quấy. Người bình thường chúng ta thường nói [kẻ ấy] vô lương tâm, kẻ ấy thiếu lương tri nên gọi là Vô Tàm. Quý (愧) là gì? Quý là sợ người khác chỉ trích. Chúng ta làm chuyện ác, người khác phê bình, chúng ta cảm thấy rất kinh sợ. Vì sợ đại chúng trong xã hội phê bình, nên chẳng dám làm chuyện xấu, đó là Quý Tâm Sở, tức là sợ bị dư luận chê trách. Nếu chúng ta làm chuyện xấu, chẳng sợ người khác dị nghị, chẳng màng kẻ khác phê bình, đó là Vô Quý. Quý vị thấy kẻ làm chuyện ác, chẳng bị lương tâm cắn rứt, mà cũng chẳng sợ kẻ khác phê bình thì kẻ ấy chuyện xấu gì cũng dám làm. Đặt hai điều này vào vị trí thứ nhất và thứ hai, có Tàm và Quý sẽ chẳng dám làm chuyện xấu. Nếu hiểu nhân quả, ta vừa dấy ác niệm, thiên địa, quỷ thần sẽ phê phán ta, ngay cả ý niệm bất thiện kẻ ấy cũng chẳng dám dấy lên. Quý vị thấy hai Tâm Sở này đã sanh ra sức mạnh lớn lắm.
Thứ ba là Tật Đố (ganh ghét). Chúng ta phải lắng lòng suy nghĩ, chúng ta có tâm ganh ghét hay không? Thấy kẻ khác tốt đẹp, chúng ta có cảm xúc gì? Nếu cảm thấy người ấy vượt trội ta, tâm ta bực bội, ta cũng muốn trội hơn kẻ ấy, hoặc là càng làm quá lố hơn một chút là bôi lọ những ưu điểm của kẻ ấy, phá hoại chuyện tốt của kẻ đó, những điều này đều phát xuất từ thói ganh ghét. Chướng ngại chuyện tốt của người khác, chúng ta có ý niệm ấy hay không? Dẫu phiền não của chúng ta nhẹ hơn một chút, nhưng trong tâm chẳng thoải mái, chẳng làm chuyện phá hoại người khác, nhưng vẫn là có tâm ganh ghét. Bồ Tát chẳng có, Bồ Tát thấy điều tốt đẹp của người khác, tâm sanh hoan hỷ. Tu gì? Tu tùy hỷ công đức, người khác làm chuyện tốt, ta bèn tận tâm tận lực giúp kẻ ấy, khiến cho chuyện tốt của người ấy càng được làm tốt đẹp hơn, đó là Bồ Tát. Tuyệt đối chẳng chướng ngại kẻ khác, chướng ngại kẻ khác là ác nghiệp, đều là đọa tam đồ. Quý vị tùy hỷ công đức, người ấy có công đức to nhiều, người tùy hỷ đạt được công đức to như người ấy. Chẳng có năng lực tùy hỷ [bằng cách đóng góp công sức], bèn hoan hỷ tán thán, đến khắp nơi tuyên dương kẻ ấy thì cũng là tùy hỷ, công đức cũng giống hệt. Khi không có sức giúp đỡ quý vị, tôi dùng ngôn ngữ, dùng văn tự để tuyên dương công đức của quý vị, đó cũng là tùy hỷ. Quý vị thấy đó, là phước hay là họa đều thuộc trong một niệm. Chỉ có kẻ mê hoặc mới ganh ghét, chướng ngại; người thông minh có trí huệ chẳng làm chuyện ngu xuẩn ấy. Gặp người khác làm chuyện tốt, đó là cơ hội của chính mình đã đến, chúng ta có cơ hội để chính mình tích lũy công đức. Người ấy cầm đầu, đứng đầu, chúng ta theo sau giúp đỡ người ấy, thành tựu như nhau, chẳng tăng, chẳng giảm. Trong mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát có nguyện “tùy hỷ công đức” là nguyện thứ năm, tiếp ngay theo nguyện “sám trừ nghiệp chướng” là “tùy hỷ công đức”, phải học hiểu điều này.
Hoa Duong viết
Nam mô ADi Đà phật🙏🙏🙏
Liên Nguyễn viết
Nam Mô A Di Đà Phật
Dao Duong viết
A DI ĐÀ PHẬT. A DI ĐÀ PHẬT. A DI ĐÀ PHẬT.
Hai Thanh viết
Nguoi.dan.ong.nay.chet.khoang.5.tuan.huong.roi.
Coi Pi viết
A Mi Đà Phật
Đạt Nguyễn viết
A Mi Đà Phật
A Mi Đà Phật
A Mi Đà Phật
Dao Duong viết
A DI ĐÀ PHẬT
Phuoc Pham viết
A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
man nhi nguyen hoang viết
Nam mô a di đà phật
Hà Nguyễn viết
Nam mô a Di Đà Phật
Nam mô a Di Đà Phật
Nam mô a Di Đà Phật
Tuấn Đăng viết
A di đà Phật
Minh Thiện viết
A DI ĐÀ PHẬT
kim trinh viết
Namo Amitabha Buddha
Namo Amituofo
Amidaphat Amidaphat Amidaphat
Mộ Đạo viết
A di đà phật.
Huang Ya viết
A Di Đà Phật.